Đại hội Đại biểu Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III năm 2019
Trong 2 ngày 14 và 15/11/2019, Đại hội Đại biểu Dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III năm 2019 đã diễn ra với sự tham gia của 143 đại biểu đại diện cho hơn 29 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Dự Đại hội có đồng chí Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND -  UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy,
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh 
 
phát biểu khai mạc Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, đồng chí 
Tống Quang Thìn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nhân dân trong tỉnh luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao ý chí tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách dân tộc đặc thù dành cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm xoá đói giảm nghèo, rút ngắn dần chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc, nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, chậm phát triển, xong chúng ta vui mừng khẳng định: Đến nay chúng ta đã có một hệ thống các chính sách dân tộc khá đầy đủ và toàn diện; việc tập trung các nguồn lực thông qua các chương trình, dự án đầu tư của trung ương và địa phương đã tạo điều kiện phát triển nhanh cơ sở hạ tầng vùng dân tộc và miền núi, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống, tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III nhằm tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; thống nhất mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ công tác dân tộc từ nay đến năm 2024; khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; tôn vinh, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Tỉnh Ninh Bình hiện có 29.411 người dân tộc thiểu số đang sinh sống (chiếm 2,99 % dân sổ toàn tỉnh), trong đó đồng bào Mường có 27.345 người (chiếm 93%), đồng bào Tày có 775 người, đồng bào Thái có 589 người, đồng bào Nùng có 284 người, đồng bào Dao có 93 người và đồng bào các dân tộc khác có 325 người. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống vừa tập trung, vừa xen kẽ, chủ yếu ở các thôn, bản thuộc 8 xã của huyện Nho Quan và xã Yên Sơn thuộc thành phố Tam Điệp; có 5 xã thuộc khu vực III, 3 xã thuộc khu vực II, 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc huyện Nho Quan. Có 7.115 người theo đạo Công Giáo (hầu hết ở xã Thạch Bình và xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan). Địa hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và sản xuất tương đối đa dạng, chủ yếu là ở vùng đồi núi bán sơn địa, điều kiện khí hậu phù hợp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề rừng và chăn nuôi trang trại, gia trại. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với quê hương, không du canh, du cư và ít có sự chuyển dịch lao động.

Trong 5 năm qua, tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trinh, dự án của Trung ương kết hợp với chính sách đặc thù của tỉnh để phát triển tương đối toàn diện vùng dân tộc thiểu số, vì vậy, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng cao, diện mạo vùng dân tộc thiểu số thay đổi rõ rệt, 100% các xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; tỉ lệ hộ khá, hộ giàu tăng nhanh, hộ nghèo giảm còn 6,14% (giảm 5,24% so với năm 2014, giảm 2,76% so với chỉ tiêu đại hội lần thứ II đề ra). Đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, hòa nhập với cộng đồng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

Đến năm 2018, số hộ vùng dân tộc thiểu số được công nhận gia đình văn hoá là 11.683/14.595 hộ, đạt 80,04%; có 84/86 thôn, bản được công nhận thôn, bản văn hóa, đạt 97,7%; có 6/8 xã vùng dân tộc thiểu số có 100% làng được công nhận làng văn hóa.

Các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả, trọng tâm là các Chương trình 134, Chương trình 135 của Chính phủ, dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, chính sách đối với người có uy tín vùng dân tộc thiểu số.... Giai đoạn 2014-2019 đã huy động vốn đầu tư cho vùng dân tộc ước đạt 83,68 tỷ đồng (chủ yếu là nguồn vốn từ chương trình 135 của Chinh phủ), xây dựng mới, nâng cấp 103 công trình gồm nhà văn hóa thôn, bản, cơ sở y tế, giáo dục, đường giao thông nông thôn... Đến nay, 100% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm đến các thôn, bản; 70% số xã, 75% số thôn có đường giao thông đạt chuẩn; 80% số xã có trạm y tế xã đạt chuẩn; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 70% số hộ được dùng nước sạch; 90% số hộ được dùng nước họp vệ sinh. Tại các xã cỏ đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có 151,663 m dài kênh tưới, tiêu, 50% kênh mương được kiên cố hoá; dịch vụ tài chính, ngân hàng được phát triển đến 100% các xã; hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin được đầu tư, đã phủ sóng điện thoại di động đến tất cả các xã, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn tỉnh hiện có hơn 100 trang trại do người dân tộc thiểu số làm chủ cho thu nhập bình quân từ 90 triệu đồng/năm trở lên; từ năm 2014 đến nay đã dạy nghề cho 450 người, giải quyết việc làm cho 3.704 lao động, tạo điều kiện cho 9.068 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 184,779 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho nhiều hộ có nơi ở ổn định, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, toàn tỉnh có trên 12.500 hộ nghèo (chiếm 4,17%), trong đó, có 499 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (chiếm 3,99 %), tỉ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ người dân tộc thiểu số là 6,14%, giảm 5,24% so với năm 2014, góp phần đổi mới thực chất đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.


Đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Tại Đại hội, các đại biểu đã được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Các đồng chí đều bày tỏ vui mừng trước những thành tích mà đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh đã đạt được trong thời gian qua; biểu dương, ghi nhận những đóng góp tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình, đồng thời bày tỏ mong muốn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua, đóng góp tíc cực vào sự phát triển chung của tỉnh và của đất nước.

 Nhân dịp này, 01 tập thể và 01 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 6 tập thể và 19 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc15 cá nhân Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của tỉnh.

Đại hội đã bầu chọn 05 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Dưới đây là một số hình ảnh Cổng Thông tin điện tử tỉnh ghi nhận tại Đại hội:



Các Đại biểu dự Đại hội

 
Đoàn Chủ tịch Đại hội


Đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 
trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể và 01 cá nhân

 

Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
trao Bằng khen của  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho các tập thể


Đồng chí Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương
trao Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho các cá nhân



Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân

Các đại biểu là đồng bào dân tộc thiểu số dự Đại hội
Ninhbinh.gov.vn
  • Từ khóa :





Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1