Chị Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội LHPN xã tiêu biểu người dân tộc Mường
Hiện nay trên địa bàn xã Yên Sơn có 6.068 người, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) có 140 hộ với 459 người, chiếm tỷ lệ 7.56% so với dân số toàn xã, gồm các dân tộc: Mường 443 người, tày 08 người, thái 3 người, nùng 02 người, Ê đê 01 người, Mán 01 người, Khơ me 01 người. Theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 là 37 hộ, chiếm tỷ lệ 1.98%, trong đó số hộ nghèo DTTS 07 hộ, chiếm 0.5% (so với tổng số hộ DTTS). Đồng bào các DTTS sống xen kẽ với nhau trên 10 thôn và dân tộc Mường là chủ yếu sinh sống tập trung ở thôn Khánh Ninh.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của nhân dân các dân tộc, các cấp, các ngành trong xã, cùng với sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của các cấp các ngành, tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như công tác dân tộc trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Bộ mặt kinh tế -xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc đã có nhiều thay đổi, đồng bào các dân tộc luôn đoàn kết, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Đồng bào các dân tộc trong xã luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. 

Với cương vị là Chủ tịch Hội LHPN xã và là người dân tộc Mường, trong những năm qua, chị Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1983 ở xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp luôn cố gắng nỗ lực nâng cao kiến thức về công tác hội, đặc biệt là việc thu hút hội viên người dân tộc thiểu số vào hoạt động hội.

Đến nay tổng số hội viên trên địa bàn xã là 1.210 hội viên/10 chi hội, trong đó có 209 hội viên là người dân tộc thiểu số. Hiện nay chi hội có đồng bào dân tộc thiểu số là chi hội Khánh Ninh đã có đội văn nghệ được đầu tư trang phục mang mầu sắc của dân tộc ngươi dân tộc Mường và duy trì hoạt động vào các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm của quê hương đất nước, của hội phụ nữ. Chị luôn xây dựng các hoạt động phong trào hàng năm luôn có định hướng riêng cho công tác phát triển hội viên người dân tộc thiểu số, ưu tiên hỗ trợ các chi hội có đông hội viên, đồng bào người dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho chị em hòa nhập vào các hoạt động chung, nâng cao năng lực trình độ và kiến thức xã hội.

Hiện nay, phong trào hội phụ nữ ở các chi hội được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá là một trong những hoạt động có màu sắc và mang lại hiệu quả tuyên truyền cao tại địa phương như: Đường hoa phụ nữ, đường cờ phụ nữ, chi hội kiểu mẫu, tuyến đường phụ nữ tự quản, câu lạc bộ chèo, câu lạc bộ khiêu vũ...

Đối với hội viên người dân tộc thiểu số, khi tham gia các hoạt động của Hội, các chị được nâng cao kiến thức chăm sóc gia đình, con nhỏ, chăm sóc bản thân, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Rèn luyện 4 phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững" và “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Những nội dung trên dần trang bị cho các chị những kiến thức cơ bản để chăm sóc những người thân và dành thời gian ham gia các hoạt động của Hội phụ nữ và nâng cao tỷ lệ thu hút, tập hợp hội viên, đặc biệt là hội viên người dân tộc thiểu số vào hoạt động hội.

Với những đóng góp tích cực cho phòng trào của địa phương, thời gian qua, chị Hằng nhận được nhiều thành tích khen thưởng, trong đó có Bằng Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bằng khen của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc miền núi.

Cổng TTĐT tỉnh

  • Từ khóa :





Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1